Mùn cưa là gì ? Và công dụng của mùn cưa trong cuộc sống

Mùn cưa là một loại vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ các loại gỗ, tre, nứa được bào mỏng, nghiền vụn thành những hạt có kích thước nhỏ. Do kích thước của chúng quá nhỏ bé và không đồng đều nên trước đây mùn cưa ít được sử dụng trong cuộc sống và chỉ được coi như một loại rác thải tự nhiên.

Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu và dây chuyền công nghệ được đưa ra, mùn cưa ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình và được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp.

Một số ngành công nghiệp sử dụng mùn cưa làm nguyên liệu chính:


– Công nghiệp năng lượng
– Công nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm
– Công nghiệp phân bón, trồng trọt

Vậy mùn cưa có tác dụng gì và được sử dụng thế nào trong những ngành công nghiệp này? Cùng theo dõi phần tiếp theo – Công dụng của mùn cưa là gì để hiểu thêm về điều này nhé!

Công dụng của mùn cưa là gì?


Có rất nhiều công ty, xí nghiệp hiện nay được mở ra chỉ để thu mua, vận chuyển và chế biến mùn cưa, mùn cưa mang đến cho rất nhiều người cơ hội nâng cao mức thu nhập. Vậy liệu bạn có biết mùn cưa được sử dụng để làm gì hay công dụng của mùn cưa là gì? Tùy mục đích và nhu cầu sử dụng mà mùn cưa có nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là những công dụng phổ biến của mùn cưa trong các ngành công nghiệp có thể bạn cần biết:

Công dụng của mùn cưa trong ngành công nghiệp năng lượng

Nghe thì có vẻ khá khó tin, nhưng thực sự mùn cưa là nguồn nguyên liệu quan trọng và thiết yếu cho việc chế biến, sản xuất ra một trong những loại nhiên liệu sinh khối tiềm năng nhất hiện nay – viên nén gỗ.

100% Nguyên liệu dùng để sản xuất viên nén gỗ là mùn cưa. Mùn cưa sau khi được thu mua và mang về xưởng chế biến viên nén gỗ, qua dây chuyển sản xuất hiện đại, khép kín sẽ biến thành những viên gỗ rắn chắc với nhiệt lượng khi đốt cao.

Đặc biệt, những viên gỗ nén được sản xuất 100% từ mùn cưa nên đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn với sức khỏe người sử dụng đồng thời hạn chế độ tro sinh ra khi đốt, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.

Công dụng của mùn cưa trong ngành công nghiệp chăn nuôi

Một trong những mô hình sinh học chăm sóc vật nuôi khá ưu việt trong thời gian gần đây là lót chuồng bằng mùn cưa trộn. Ở ngành này, vai trò của mùn cưa có phần trực tiếp hơn. Cụ thể, mùn cưa sau khi được thu mua sẽ qua khâu xử lý đơn giản giúp loại bỏ những tạp chất không tốt cho sức khỏe vật nuôi đồng thời đảm bảo độ ẩm vừa phải tốt cho sức khỏe và đóng gói và bao theo yêu cầu của người mua.

Người chăn nuôi sau khi mua mùn cưa đã qua tinh chế sẽ mang về, kết hợp cùng với vỏ trấu để thiết kế mô hình chăn nuôi. Cụ thể như sau (cách làm áo dụng cho chuồng mặt xi măng có diện tích từ 10 – 20 m2):

  • Trên nền sân xi măng nuôi heo, cứ cách mỗi 30cm lại đục một lỗ nhỏ dài 4 cm. Sau đó dùng vỏ trấu sạch, trải một lớp dày 30 cm trên mặt sàn, dùng nước sạch tưới đều đến khi trấu thấm nước, bóp chặt mà không thấy nước làm ướt tay là được. Khi tưới cần dùng cào để cào, đảm bảo cho trấu ẩm đều và bằng mặt.
  • Tiếp theo tưới 100 lít dung dịch (men Balasa N01 phối trộn với bột bắp và nước sạch khuấy đều) lên mặt trấu, sau đó rải một lớp mùn cưa dày 30 cm lên trên lớp trấu. Tiếp tục dùng nước sạch tưới lên trên đến lúc lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh thấy nước thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi là được.
  • Tiếp tục rải đều 5 kg bột bắp đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa. Tưới 100 lít dung dịch men còn lại lên trên lớp mùn cưa, sau đó rải hết phần bã bắp lên mặt lớp mùn cưa. Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng vải bạt hoặc nilon để lên men sau 2 ngày là có thể thả theo vào nuôi.
  • Mô hình chăn nuôi sinh học bằng mùn cưa này giúp giảm công lao động dọn dẹp chuồng trại, xử lý tốt chất thải, khắc phục ô nhiễm môi trường và giảm đáng kể tỷ lệ vật nuôi mắc bệnh so với những cách nuôi trồng trước đây.

Công dụng của mùn cưa trong ngành công nghiệp phân bón, trồng trọt

Tác dụng của mùn cưa trong trồng trọt là giúp tăng độ tơi xốp và thoáng khí của đất trồngCây trồng do đó mà khỏe mạnh, lớn nhanh và sinh trưởng tốt hơn. Các cây nấm khi được trồng với mùn cưa cho ra sản phẩm an toàn, đạt chất lượng cao với năng suất lớn

Mùn cưa có thể được sử dụng làm phân bón cây trồng giúp cây nhanh lớn và khỏe mạnh hơn. Mùn cưa cũng được sử dụng trong nhiều mô hình trồng nấm như nấm linh chi, nấm rơm, nấm hương, nấm mèo… Nấm trồng trên mùn cưa cho chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Công dụng của mùn cưa trong ngành vật liệu xây dựng

Gạch siêu nhẹ chống cháy với khối lượng chỉ bằng 1/3 gạch thường là mô hình gạch xây nhà mới rộ lên trong thời gian gần đây được làm bằng nguyên liệu chính là đất sét và phụ gia mùn cưa, mạt gỗ.
Theo chủ nhân của dự án này là các chuyên gia của Đại học xây dựng Hà Nội, loại gạch này có thể cách nhiệt, chống cháy và có khối lượng chỉ bằng 1/3 gạch thường, thích hợp xây nhà cao tầng.

Công dụng của mùn cưa trong ngành nội thất

Chắc hẳn không chỉ một lần bạn nhìn thấy thậm chí là đã sử dụng các sản phẩm nội thất từ gỗ ép đúng không. Vậy thì bạn đã biết công dụng của mùn cưa trong việc chế tạo các sản phẩm nội thất rồi đấy. Mùn cưa được sử dụng để làm nên những tấm gỗ ép với đủ các kích cỡ khác nhau, phù hợp với nhiều loại nhu cầu sử dụng.

Trên là thông tin một số ứng dụng của mùn cưa trong cuộc sống, hy vọng các đọc giả sau khi xem xong sẽ biết thêm về công dụng của mùn cưa.